VẬN TẢI LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI

22/05/2023

Tầm quan trọng của vận tải trong sự phát triển kinh tế, xã hội

Vận tải ra đời từ thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước, đến nay nó trở thành một ngành kỹ thuật quan trọng gắn liền với hoạt động giao thông và phân phối hàng hóa. Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển, thì việc đầu tư hạ tầng vận tải đường bộvận tải đường sắtvận tải đường biểnđường hàng không…luôn được chú trọng đầu tư để đáp ứng nhu cầu chuyên chở hàng hóa nội địa và quốc tế.

Trước đây, vận tải chưa được xem là ngành dịch vụ, vì chỉ áp dụng trong quy mô của gia đình, doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, khi sự ra đời của thương mại điện tử kéo theo nhu cầu vận chuyển hàng hóa càng lớn, điều này đã tạo điều kiện cho ngành vận chuyển hình thành một dịch vụ độc lập và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia.

Vận tải

Tầm quan trọng của hoạt động vận chuyển hàng hóa hiện nay

Theo khảo sát của các nhà nghiên cứu thống kê, logistics khi có sự kết hợp chặt chẽ với ngành vận chuyển sẽ nâng cao hiệu suất kinh doanh từ 7 – 14%. Như vậy, khi tận dụng tối đa nguồn lực của vận chuyển, sẽ đảm bảo chuỗi cung ứng được vận hành chặt chẽ và tối ưu nhất.

Vận tải (vận chuyển) là gì? Dịch vụ vận tải là gì?

Vận tải hàng hóa là hình thức chuyên chở người, hàng hóa, đồ vật…từ nơi này đến nơi khác thông qua đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không và đường ống.

Xe sử dụng để chở hàng hóa chủ yếu là xe máy, xe tải, container, tàu hỏa, thuyền, máy bay… Hàng hóa khi vận chuyển sẽ có điểm xuất phát từ kho giao trực tiếp đến người dùng thông qua xe máy, xe tải hoặc được vận chuyển đến các sân ga, cảng biển, cảng hàng không để giao đến cho người nhận.

Với các doanh nghiệp kinh doanh sẽ sử dụng dịch vụ vận tải hàng hóa từ vùng nguyên liệu đến nơi sản xuất hoặc chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến khách hàng thông qua các phương tiện vận chuyển. Quá trình thực hiện sẽ có đầy đủ thủ tục, giấy tờ, ký kết hợp đồng vận chuyển giữa các bên để đảm bảo đúng thời gian và an toàn cho hàng hóa.

Khái niệm cơ bản về vận chuyển hàng hóa bạn cần biết

Một số khái niệm liên quan đến hoạt động vận chuyển

Thông thường khi tìm hiểu về hoạt động vận chuyển, bạn cần nắm được một số khái niệm cơ bản sau:

Quyền vận tải hàng hóa

Quyền vận tải (Transport Right) được hiểu là bên có trách nhiệm thanh toán cước vận chuyển sẽ thực hiện tổ chức chuyên chở hàng hóa. Nói một cách dễ hiểu hơn thì có thể xem xét trường hợp sau:

  • Trường hợp người mua giành được quyền vận tải: Người mua phải chi trả cho người bán tiền hàng tại nơi bán. Đồng thời, họ cũng phải chi trả cước vận chuyển cho người chuyên chở và có trách nhiệm tổ chức vận chuyển hàng hóa từ nước người bán về nước mình.
  • Trường hợp người bán giành được quyền vận tải: Người mua phải trả cho người bán tiền hành cộng với cước vận chuyển. Người bán có trách nhiệm tổ chức chuyên chở hàng hóa đến địa chỉ nhận hàng tại lãnh thổ của người mua.

Đơn vị vận tải

Đơn vị vận tải được hiểu là một cty, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao hàng đứng ra nhận vận chuyển, giao nhận hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng từ nơi này đến nơi khác. Sau khi giao nhận xong, người gửi hoặc người nhận có trách nhiệm thanh toán cước vận chuyển cho đơn vị vận tải.

Mỗi đơn vị vận chuyển sẽ có chính sách giao hàng, giá cước cũng như các quy định ship hàng khác biệt. Do đó, để hàng hóa được chuyển đi nhanh chóng, uy tín bạn cần tìm được cho mình đơn vị vận tải uy tín.

Phương tiện vận tải

Phương tiện vận tải làm cụm từ được nhắc đến khá phổ biến trong hoạt động vận chuyển hàng hóa. Theo đó, có thể hiểu phương tiện vận tải là tất cả những phương tiện được sử dụng để vận chuyển hàng hóa qua đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không.

Các loại phương tiện được sử dụng có thể là xe máy, ô tô, tàu biển, tàu hỏa, máy bay,… và nhiều phương tiện khác. Tùy theo loại hàng hóa và mục đích vận chuyển mà đơn vị vận chuyển sẽ vận tải hàng hóa bằng phương tiện tương ứng.

Giao nhận vận tải

Giao nhận vận tải (Freight Forwarding) là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Trong đó, người giao nhận sẽ ký hợp đồng vận chuyển với chủ hàng và ký hợp đồng đối ứng với người chuyên chở để thực hiện dịch vụ giao nhận vận chuyển.

Theo Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) thì giao nhận vận tải được định nghĩa như sau: “Giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm hàng hóa và thu tiền hay những chứng từ liên quan đến hàng hóa.”

Một số khái niệm liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng hóa

Vai trò của vận tải hiện nay như thế nào?

Vận chuyển là hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng đối với vận chuyển hàng hóa nói riêng và lĩnh vực Logistics nói chung. Bởi bất cứ quá trình sản xuất nào của xã hội cũng có sự tham gia của vận chuyển. Do đó, vận chuyển gắn liền với nhiều hoạt động quan trọng trong đời sống con người.

Cụ thể, một số vai trò của vận tải phải kể đến như:

  • Vận tải tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất: Bất cứ ngành nghề hay quá trình sản xuất nào của xã hội cũng cần có sự tham gia của vận tải. Bởi không có vận chuyển thì hoạt động sản xuất không thể thực hiện được. Theo đó, vận chuyển tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, từ khâu vận chuyển nguyên vật liệu cho đến vận chuyển thành phẩm đến nơi tiêu thụ cuối cùng.
  • Vận tải kết nối mọi ngành nghề: Vận tải – vận chuyển được nhiều người xem như “mạch máu” của nền kinh tế. Bởi vận chuyển giúp kết nối các ngành, các đơn vị sản xuất, khu vực sản xuất với người tiêu dùng. Đồng thời, vận chuyển cũng giúp kết nối thành thị với nông thôn, khu vực đồng bằng với khu vực miền núi. Thậm chí, vận chuyểncòn vươn ra khỏi quy mô một quốc gia để kết nối các quốc gia này với quốc gia khác. Điều này chính là yếu tố giúp nền kinh tế tạo thành một khối thống nhất và có nhiều điều kiện phát triển.
  • Vận tải đóng vai trò quan trọng với ngành Logistics: Logistics là lĩnh vực bao gồm 4 yếu tố tạo thành là vận tải, marketing, phân phối và quản lý. Trong đó, vận tải là yếu tố quan trọng nhất và chiếm chi phí nhiều nhất trong lĩnh vực Logistics. Vì vậy, nếu lựa chọn được phương thức vận tải phù hợp thì có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
Vận tải

Vận chuyển hàng hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội

5 loại hình vận tải phổ biến nhất hiện nay

Hiện tại, có 5 hình thức vận tải phổ biến đó là đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và đường ống. Tùy vào nhu cầu vận chuyển hàng hóa khác nhau, mà người dùng sẽ áp dụng hình thức nào đó sao cho phù hợp nhất.

Vận tải đường bộ

Là hình thức vận chuyển có từ lâu đời, vận chuyển đường bộ phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa,vật liệu…giữa các tỉnh thành khác nhau. Các phương tiện sử dụng trong vận chuyển đường bộ thường là xe máy, ô tô, xe tải, container…

Ưu điểm của vận chuyển đường bộ là đa dạng các sản phẩm vận chuyển, linh động về thời gian. Đồng thời, đường bộ có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau. Tuy nhiên, hình thức vận chuyển đường bộ cũng có một vài nhược điểm đó là khả năng chuyên chở hàng hóa thấp. Chi phí vận chuyển cũng cao hơn các loại hình vận chuyển đường sắt và đường biển.

Hình thức vận chuyển hàng hóa qua đường bộ

Vận tải đường sắt

Là hình thức vận chuyển sử dụng chủ yếu trong chuyên chở hành khách và hàng hóa nội địa. Ưu điểm của dịch vụ vận tải đường sắt đó là sự an toàn, ổn định và không bị tác động bởi thời tiết. Khả năng chuyên chở hàng hóa lớn từ vài chục đến hàng tấn. Bên cạnh đó, cước phí vận chuyển hàng hóa khá rẻ, do không bị tác động bởi giá cả xăng dầu và chi phí cầu đường.

Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng phương tiện vận chuyển đường sắt cũng có điểm hạn chế là thời gian vận chuyển chậm hơn 1 – 2 ngày so với đường bộ. Hoạt động vận chuyển đường sắt chỉ áp dụng cho những nơi có nhà ga hoạt động.

Hình thức vận chuyển hàng hóa qua đường sắt

Vận tải đường biển

Là phương thức ra đời từ rất sớm, và thường áp dụng cho những loại hàng hóa có khối lượng lớn, không cần giao nhanh. Hiện tại, đây là hình thức vận chuyển hàng hóa chính đi quốc tế.

Nhờ lợi thế vận chuyển được tất cả mặt hàng có trọng tải lớn, tốc độ vận chuyển nhanh chóng, ổn định và chi phí thấp, mà hoạt động vận chuyển đường thủy đảm bảo được các yếu tố mà khách hàng cần.

Hình thức vận chuyển hàng hóa qua đường biển

Vận tải đường hàng không

Các loại hàng hóa, bưu phẩm có giá trị cao như vàng, bạc, kim cương, vắc xin, hàng dễ hư hỏng, tài liệu quan trọng…cần độ an toàn và thời gian vận chuyển nhanh, thì sử dụng vận chuyển hàng không là lựa chọn tốt nhất.

Vận chuyển hàng không có tốc độ vận chuyển cao nhất trong các hình thức vận chuyển hiện nay. Máy bay có tính an toàn cao, không bị tác động bởi địa hình, dịch vụ đơn giản, nhanh chóng, đúng giờ. Nhờ đó, chi phí cho bảo hiểm hàng hóa sẽ thấp hơn các phương thức vận chuyển khác.

Hình thức vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không

Vận tải đường ống

Vận tải hàng hóa qua đường ống chỉ áp dụng cho một số loại hàng hóa đặc biệt như dầu mỏ, khí hóa lỏng, bùn than, quặng mỏ, chất lỏng…

Hiện tại, vận tải đường ống không chỉ sử dụng để vận chuyển khí và chất lỏng. Tại Pháp, các nhà nghiên cứu đã chế tạo ra máy chạy kiểu nhỏ đặt trong ống ngầm để chuyên chở các bưu kiện. Nếu áp dụng được hình thức vận chuyển đường ống vào đời sống sẽ tránh được khí hậu khắc nghiệt, giảm ô nhiễm môi trường, chi phí vận chuyển. Theo dự đoán trong tương lai sẽ có rất nhiều công ty sử dụng hình thức vận chuyển này.

Hình thức vận chuyển hàng hóa qua đường ống